Chúng ta được sinh ra từ cao trào
của những mối tình đẹp, dưới sự nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha, mẹ cộng với sự điều
hòa của hormone sinh trưởng chúng ta phát triển và trưởng thành. Sau đó chúng
ta ngừng phát triển thể chất, ngày qua ngày các cơ quan trong cơ thể có hiện tượng suy giảm
dần chức năng và cơ thể bắt đầu đi vào
giai đoạn lão hóa, quá trình này đến một lúc nào đó sẽ gây ra các bệnh lý, cơ
thể chúng ta kháng cự lại các bệnh tật với số lần bại trận ngày càng tăng dần…
và rồi một ngày kia ta lại trở về với cát bụi.
Vậy giai đoạn các cơ quan trong
cơ thể suy giảm dần chức năng (giai đoạn lão hóa) chính là nguồn gốc của những
bệnh tật và những chuỗi ngày đau khổ sau đó. Chúng ta biết rằng các cơ quan
trong cơ thể được tạo thành từ những tế bào, mỗi tế bào đều có vòng đời riêng
của nó (tế bào da 19 ngày, tế bào gan 8 tháng…), các tế bào đều có khả năng tự
sinh đôi (trừ tế bào thần kinh) khi một tế bào chết đi sẽ được các thực bào dọn
dẹp và tế bào mới sẽ thay thế vào vị trí của nó.
Ở giai đoạn phát triển dưới sự
trợ giúp của hormone sinh trưởng số lượng tế bào được sinh ra nhiều hơn số
lượng tế bào chết đi dẫn đến sự phát triễn của các cơ quan, đến giai đoạn
trưởng thành các hormone sinh trưởng không được tiết nhiều nữa và cơ thể cố
gắng duy trì số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi, nhưng
trên thực tế thì lượng tế số luợng tế bào mới sinh ra ngày càng ít đi trong khi
số lượng tế bào chết đi không thay đổi hoặc tăng dần tùy theo môi trường và
thói quen sống của từng người, dẫn đến sự suy giảm dần về cấu trúc và chức năng
của các cơ quan.
Vì sao khi ta càng lớn tuổi thì
số lượng tế bào mới sinh ra ngày càng ít đi, câu trả lời có lẽ nằm ở chính cấu
trúc nhiễm sắc thể của chúng ta, các nhà khoa học phát hiện ra một trình tự đặc
biệt nằm cuối nhiễm sắc thể gọi là telomere kiểm soát quá trình nhân đôi của
nhiễm sắc thể và qui định số lần mà tế bào có thể nhân đôi. Chúng ta đã biết
quá trình nhân đôi của nhiễm sắc thể khi tế bào phân chia là một quá trình rất
phức tạp với rất nhiều biến cố có thể xảy ra và qua những lần nhân đôi như vậy
trình tự telomere càng ngắn dần, khi trình tự này quá ngắn không còn đủ để làm
dấu hiệu kết thúc qúa trình nhân đôi của nhiễm sắc thể sẽ dẫn đến sự kết thúc
bất bình thường và làm tế bào không thể tự nhân đôi được nữa dẫn đến sự suy
giảm dần số lượng tế bào trong các cơ quan.
Vậy để làm chậm quá trình lão hóa
chúng ta phải tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhân đôi nhiễm sắc thể diễn
ra xuông sẽ với ít đột biến nhất bằng những cách đơn giản sau:
- Bổ sung đều đặn vitamin và các chất chống oxi hóa (có trong cà chua, tỏi, dâu rừng, nho…) để trung hòa các chất oxi hóa, các gốc tự do (đa phần chúng là sản phẩm thải của quá trình hô hấp tế bào.)
- Hạn chế đưa các chất độc hại vào cơ thể qua đường hô hấp, ăn, uống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét