Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

Giác quan thứ 6

Trong mỗi chúng ta ai cũng có 5 giác quan cơ bản: thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác, vị giác. Nhờ 5 giác quan này mà hằng ngày chúng ta có thể tiếp nhận dữ liệu từ thế giới xung quanh, sau đó truyền những dữ liệu này đến não để phân tích và xử lý thành những thông tin có ích.


 Xét về mặt chức năng xử lý thông tin, bộ não được chia ra thành 4 vùng chính:

Thùy Trước: đảm nhiệm chức năng tư duy lý luận, điều khiển cử động cơ thể, diễn đạt ngôn ngữ…
·     Thùy Đỉnh: phụ trách chức năng xử lý các thông tin liên quan đến cảm giác, xúc giác…
·     Thùy Thái Dương: liên quan đến chức năng ghi nhớ, lắng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng âm nhạc…
·     Thùy Chẩm: có chức năng phân tích và xử lý hình ảnh thu được từ mắt…
Trên thực tế 4 thùy não này không hoạt động độc lập mà phối hợp nhịp nhàng, chặt chẻ với nhau để xử lý mọi thông tin và ra các quyết định trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta.
Vậy còn những năng lực nhận thức phi thường, bí ẩn mà thỉnh thoảng chúng ta bất chợt có được và hay gọi đó là giác quan thứ 6 như: cảm giác bức rứt khó chịu khi một người thân của mình ở một nơi xa xôi bị tai nạn, bị chết… hay một người bổng dưng có những hành động khác ngày thường trước khi họ mất vài ba ngày… hoặc những linh cảm mà những cặp đôi đang yêu nhau có thể cảm nhận được khi người yêu của họ gặp nạn… liệu những nhận thức như trên có chịu sự kiểm soát của 4 vùng não đã được đề cập?
Để trả lời câu hỏi trên, các nhà thần kinh học thuộc trường Đại học Công nghệ Sydney đã tiến hành thử nghiệm trên 30 người tình nguyện. Với sự trợ giúp của các thiết bị đặc biệt cùng các chuyên gia thần kinh những người tình nguyện đã đạt đến trạng thái tinh thần hợp nhất với người khác, trong khoảng khắc đó họ có thể đọc được suy nghĩ người bạn thí nghiệm của mình và thật thú vị khi đo điện tâm đồ của họ trong khoảng thời gian đó vùng não thuộc Thùy Đỉnh sáng rực lên. Những người tham gia thí nghiệm cho biết tại thời điểm hợp nhất họ có thể cảm nhận được những điều sâu thẳm trong tâm trí của mình, cảm thấy mình sáng suốt hơn bao giờ hết và nhịp tim của họ cũng chậm dần lại… đó thật sự là những cảm giác rất khó tả thành lời.

Cuu Long

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Cổ máy sinh học con người

Sinh vật sống được cấu thành từ những nguyên tố cơ bản của thế giới hữu cơ C, H, N, O, S, P… Trải qua hàng tỉ năm thông tin tiến hóa được giới sinh vật lưu trữ cẩn thận trong các phân tử ADN, ARN có trong nhân tế bào và biểu hiện ra bên ngoài dưới dạng các phân tử protein để thực hiện chức năng của tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống.


Các tế bào có cùng chức năng sẽ liên kết với nhau để hình thành nên các mô, các mô có cùng cấu trúc và chức năng sẽ kết hợp lại tạo thành các cơ quan, tập hợp các cơ quan tạo thành các hệ cơ quan. Xu hướng tiến hóa của thế giới sinh vật là đi từ những cấu tạo đơn giản đến phức tạp để thực hiện những chức năng tinh vi hơn. Xét về khoảng này thì cho đến nay chưa có một cấu trúc vật chất nào có cấu tạo phức tạp như cơ thể con người. Một cổ máy sinh học hoàn hảo được cấu thành từ 10 hệ cơ quan căn bản


Mỗi hệ cơ quan có vai trò quan trọng nhất định và thực hiện những chức năng chuyên biệt của chúng dưới sự điều hành và kiểm soát của hệ thần kinh trung ương, đó là một tổ chức có cấu tạo cực kì tinh vi và phức tạp với hơn 100 tỉ tế bào thần kinh kết nối chằn chịt, cùng phối hợp với nhau xử lý thông tin và ra mệnh lệnh đến các cơ quan đích thông qua hệ thống thần kinh ngoại vi với vận tốc truyền tin lên đến 120m/s.


Đó cũng là món quà quyền năng nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Ngoài các chức năng sinh học, thì khả năng tư duy, tưởng tượng vô biên của nó không những giúp chúng ta học tập, tiếp thu những điều mới 


mà còn có thể giúp bạn quay về quá khứ, đi đến tương lai, làm bất cứ điều gì, đi đến bất cứ nơi đâu bạn muốn với vận tốc cực lớn gấp nhiều lần tốc độ ánh sáng… ngoài ra còn phải kể đến các khả năng huyền bí của nó thông qua giác quan thứ 6. 
Àh... mà nếu bạn muốn sống lâu – sống khỏe – sống có ý nghĩa hơn thì nhớ hãy giữ cho hệ thần kinh của mình luôn trong trạng thái thoải mái bạn nhé.

CuuLong

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

Vì sao chúng ta già?

Trước tiên cho phép tôi được sửa lại câu nói mô tả vòng đời của người xưa “SINH – LÃO – BỆNH – TỬ “  thành “SINH – TRƯỞNG – LÃO – BỆNH – TỬ”.


Chúng ta được sinh ra từ cao trào của những mối tình đẹp, dưới sự nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha, mẹ cộng với sự điều hòa của hormone sinh trưởng chúng ta phát triển và trưởng thành. Sau đó chúng ta ngừng phát triển thể chất, ngày qua ngày các cơ quan trong cơ thể có hiện tượng suy giảm dần chức năng và cơ thể  bắt đầu đi vào giai đoạn lão hóa, quá trình này đến một lúc nào đó sẽ gây ra các bệnh lý, cơ thể chúng ta kháng cự lại các bệnh tật với số lần bại trận ngày càng tăng dần… và rồi một ngày kia ta lại trở về với cát bụi.
Vậy giai đoạn các cơ quan trong cơ thể suy giảm dần chức năng (giai đoạn lão hóa) chính là nguồn gốc của những bệnh tật và những chuỗi ngày đau khổ sau đó. Chúng ta biết rằng các cơ quan trong cơ thể được tạo thành từ những tế bào, mỗi tế bào đều có vòng đời riêng của nó (tế bào da 19 ngày, tế bào gan 8 tháng…), các tế bào đều có khả năng tự sinh đôi (trừ tế bào thần kinh) khi một tế bào chết đi sẽ được các thực bào dọn dẹp và tế bào mới sẽ thay thế vào vị trí của nó.
Ở giai đoạn phát triển dưới sự trợ giúp của hormone sinh trưởng số lượng tế bào được sinh ra nhiều hơn số lượng tế bào chết đi dẫn đến sự phát triễn của các cơ quan, đến giai đoạn trưởng thành các hormone sinh trưởng không được tiết nhiều nữa và cơ thể cố gắng duy trì số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi, nhưng trên thực tế thì lượng tế số luợng tế bào mới sinh ra ngày càng ít đi trong khi số lượng tế bào chết đi không thay đổi hoặc tăng dần tùy theo môi trường và thói quen sống của từng người, dẫn đến sự suy giảm dần về cấu trúc và chức năng của các cơ quan.
Vì sao khi ta càng lớn tuổi thì số lượng tế bào mới sinh ra ngày càng ít đi, câu trả lời có lẽ nằm ở chính cấu trúc nhiễm sắc thể của chúng ta, các nhà khoa học phát hiện ra một trình tự đặc biệt nằm cuối nhiễm sắc thể gọi là telomere kiểm soát quá trình nhân đôi của nhiễm sắc thể và qui định số lần mà tế bào có thể nhân đôi. Chúng ta đã biết quá trình nhân đôi của nhiễm sắc thể khi tế bào phân chia là một quá trình rất phức tạp với rất nhiều biến cố có thể xảy ra và qua những lần nhân đôi như vậy trình tự telomere càng ngắn dần, khi trình tự này quá ngắn không còn đủ để làm dấu hiệu kết thúc qúa trình nhân đôi của nhiễm sắc thể sẽ dẫn đến sự kết thúc bất bình thường và làm tế bào không thể tự nhân đôi được nữa dẫn đến sự suy giảm dần số lượng tế bào trong các cơ quan.

Vậy để làm chậm quá trình lão hóa chúng ta phải tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhân đôi nhiễm sắc thể diễn ra xuông sẽ với ít đột biến nhất bằng những cách đơn giản sau:
  1. Bổ sung đều đặn vitamin và các chất chống oxi hóa (có trong cà chua, tỏi, dâu rừng, nho…) để trung hòa các chất oxi hóa, các gốc tự do (đa phần chúng là sản phẩm thải của quá trình hô hấp tế bào.)
  2. Hạn chế đưa các chất độc hại vào cơ thể qua đường hô hấp, ăn, uống.
CuuLong

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Đồng hồ sinh học với sức khỏe con người

Tạo hóa đã lắp sẵn cho mỗi người chiếc đồng hồ sinh học hoạt động theo chu kỳ 24/24 giờ. Nó điều tiết hoạt động của não và các bộ phận trong cơ thể. Những phát hiện mới về đồng hồ sinh học giúp chúng ta xác định thời khắc nào làm việc gì thì mang lại hiệu quả tối ưu nhất . Sau đây là nhịp đồng hồ sinh học trong cơ thể của bạn:


1 giờ đêm: Cơ thể, thần kinh rất nhạy cảm với các cơn đau, viêm, loét, cơ khớp.
2 giờ đêm: Gan hoạt động mạnh, thải độc tố tích cực. Độ tinh nhạy của mắt thấp. Tai nạn giao thông thường xảy ra. Không uống rượu, cà phê làm hại gan. Các cơ quan nội tạng hoạt động ở mức thấp nhất.
3 giờ đêm: Huyết áp thấp nhất. Nhịp tim, nhịp thở chậm nhất. Không phải là giờ sinh hoạt vợ chồng.
4 giờ sáng: Thính giác rất nhạy cảm, một tiếng động nhỏ có thể làm thức giấc. Người bị bệnh tim mạch thường tử vong vào thời điểm này. Khi mở cửa nên tránh sang một bên kẻo bị gió lùa, gây đột tử. Bệnh thượng mã phong hay xảy ra giờ này, nam giới cần đề phòng.
Từ 1-4 giờ sáng: Trẻ em thường ra đời vào giờ này. Tuyến giáp trạng hoạt động cực đại, nồng độ nguyên tố đồng vị phóng xạ iốt 127 cao nhất. Người bị bướu cổ đơn thuần nên xoa bóp vùng tuyến giáp hoặc uống thuốc trước 1 giờ sẽ có hiệu quả hơn uống vào các giờ khác. Các lái xe, công nhân làm ca đêm hay phạm lỗi và xảy ra tai nạn.
5 giờ sáng: Huyết áp tăng, tim đập nhanh hơn. Lúc này cortison được tạo thành trong cơ thể, nó “nạp điện” cho bộ “ắc-quy” bên trong của chúng ta. Bắt đầu ngày làm việc tốt nhất.
7 giờ sáng: Khả năng miễn dịch cao, hoạt động tốt. Người bị bệnh do vi khuẩn, virut gây ra thì thấy ít đau nhức hơn các giờ khác.
8 giờ sáng: Gan thải độc tố cơ thể lần thứ 2. Không được uống rượu vì gan làm việc căng thẳng. Hormon giới tính tràn đầy: giờ yêu đương.
9 giờ: Tim hoạt động mạnh nhất trong ngày. Tinh thần hưng phấn. Các cơn đau giảm bớt. Vệ sinh da, làm đẹp da mặt. Giờ khám bệnh, đo huyết áp, đếm mạch vì giờ này cơ thể nhạy cảm nhất với ống nghe của bác sĩ.
10 giờ: Từ 9-10 giờ là giờ tiếp xúc ngoại giao, dễ gần gũi, bắt tay mạnh mẽ nhất.
11 giờ: Hoạt động cơ thể vẫn đều đặn, hài hòa và đầy hưng phấn.
12 giờ: Tim hoạt động mạnh. Đây là giờ cuối của thời kỳ cao điểm trong lao động sáng tạo. Phải ngủ trưa, thư giãn từ 30 phút đến 1 tiếng. Giờ cao điểm giữa dương cực âm sinh. Không ăn trưa giờ này.
12 giờ 30 phút đến 13 giờ: Khả năng làm việc của mỗi người giảm 20%.
13 giờ: Là giờ ăn, dạ dày có nhiều men tiêu hóa nhất, trong máu có một ít glucogen. Cơ thể mệt mỏi cần nghỉ ngơi, không ngủ thì cũng nên nằm duỗi thoải mái.
14 giờ: Gan làm việc yếu. Các phản ứng chậm lại. Năng lượng cơ thể thấp nhất trong chu trình 24 giờ (lần thứ nhất lúc 4 giờ sáng).
15 giờ: Khả năng lao động trở lại trạng thái bình thường. Cơ quan khứu giác là vị giác rất nhạy cảm. Có thể ăn uống chút ít.
16 giờ: Sau ăn trưa, đường trong máu tăng cao lên, là hiện tượng bình thường. Năng lượng cơ thể và khả năng lao động của mỗi người tiếp tục đi xuống.
Từ 15-16 giờ là “giờ hoa tay”. Các ngón tay khéo léo nhất, thợ thủ công làm việc tốt nhất.
17 giờ: Các vận động viên luyện tập giờ này thì năng lượng tiêu tốn gấp đôi. Người lao động vẫn giữ được năng suất lao động cao.
18 giờ: Cơ thể cảm thấy hứng thú muốn vận động tay chân: tập thể thao, y võ dưỡng sinh. Vệ sinh da, thân thể. Giảm cảm giác đau của các vết loét, sưng cơ khớp. Nhưng sự sảng khoái tinh thần lại giảm dần. Năng lượng của phổi thấp nhất trong ngày. Nên ngồi thở dưỡng sinh để tăng ôxy trong phổi. Giờ này hay xảy ra tai biến mạch máu não làm chết người, nhất là vào tháng 2 trong năm. Vào 18 giờ của các ngày tháng 2 các bệnh viện cần có người trực chăm sóc bệnh nhân tim mạch cẩn thận chu đáo. Đây cũng là giờ các móng tay, móng chân phát triển dài nhất trong ngày.
19 giờ: Huyết áp tăng. Giờ đo huyết áp. Cần day ấn huyệt nhân trung, dái tai trái, vuốt mạnh đôi dây thần kinh số X và động mạch cảnh hai bên cổ để đề phòng choáng, chóng mặt, tai biến não.Thường có những cơn đau đầu khó chịu nhất. Hay bị dị ứng. Hay mất bình tĩnh, cãi nhau. Các giác quan: tai, mũi, lưỡi nhạy cảm nhất, nếu bị viêm sưng loét nên điều trị bằng xoa bóp, day bấm huyệt, dán cao thuốc sẽ có hiệu quả hơn các giờ khác.
20 giờ: Các phản ứng trong cơ thể diễn ra mạnh, tốc độ cao. Lái xe an toàn không xảy ra tai nạn, người lái thấy sảng khoái. Giờ xoa bóp làm đẹp da mặt. Giờ này gan lọc độc tố tốt, nên uống 1 ly nhỏ rượu thuốc trước khi ngủ sẽ có hiệu quả hơn các giờ khác. Nhưng giờ này hay xảy ra tai biến về tim mạch.
21 giờ: Trạng thái tinh thần bình thường, trí nhớ tối đa, khả năng học nhớ, hiểu biết sâu sắc hơn ban ngày. Thời gian thích hợp cho sinh viên, diễn viên học thuộc bài và nhập vai diễn.
22 giờ: Giờ miễn dịch, trong máu có nhiều bạch cầu (khoảng 12.000/1cm3. Mức trung bình là 5.000-8.000). Sức đề kháng cơ thể cao nhất, chống các vi trùng xâm nhập có hiệu quả cao nhất (lần thứ nhất lúc 7 giờ). Nhiệt độ cơ thể giảm.
Từ 20-22 giờ: là giờ giao tiếp. Lúc này người ta cảm thấy cô đơn nhất và rất cần gặp bạn bè, người thân để tâm sự, hoặc xem tivi để giải nỗi cô đơn.
23 giờ: Cơ thể chuẩn bị nghỉ ngơi đồng thời khôi phục lại các tế bào đã chết.
24 giờ: Có người đã ngủ 2-4 tiếng đồng hồ và hay nằm mơ. Não nghỉ ngơi, tiến hành tổng kết và thải ra những gì không cần thiết.
Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng tim hoạt động yếu nhất.

Theo internet

Thế giới vật chất đón nhận sự kiện tôi "chết" như thế nào?

Thật khó chấp nhận sự thật phủ phàng này, nhưng một ngày nào đó tôi và các bạn đều phải "chết" (nói theo cách nghĩ của con người) và thế giới vật chất xung quanh sẽ đón nhận sự kiện "chết" của tôi như thế nào? Hãy nhìn theo 2 góc độ:


1. Góc độ của những vật thể sống:
    -  Người thân,  bạn bè và những người thấy được sự hữu ích của tôi đối với họ sẽ xuất hiện cảm giác rất buồn khi biết tin này. Thế giới loài người vẫn tiếp tục vận động và sự hữu ích của tôi đối với cuộc sống của các thế hệ tiếp theo tiến dần về zero, hình ảnh của tôi trong ký ức họ phai mờ dần và khi đó họ sẽ gọi tôi với một danh từ chung mỹ miều "Ông Bà".
    - Với các sinh vật phân hủy, chắc hẳn bọn chúng sẽ rất hào hứng vì sắp có những chuỗi tiệc tùng linh đình để phân hủy các hợp chất hữu cơ cấu thành nên cơ thể tôi thành các hợp chất vô cơ.

2. Góc độ của những vật thể không sống, thì sự kiện tôi “chết” đối với chúng chỉ đơn thuần là việc tôi đang chuyển hóa từ hình thức tồn tại đang hiện hữu thành những hình thức tồn tại khác, còn năng lượng và khối lượng của tôi được bảo toàn (theo định luật bảo toàn năng lượng và khối lượng)
Àh… ngoài ra phải kể đến 2 nhân vật cực kì quan trọng, người luôn dõi theo từng bước chân của tôi đó chính là Mẹ Trái Đất và Cha Vũ Trụ, những người đã và đang che chở, bảo vệ và nuôi nấng từ lúc tôi còn là những dạng vật chất đơn giản cho đến khi tôi trở thành một trong những sinh vật có cấu tạo vật chất phức tạp nhất, tiến hóa nhất trong hành trình vận động và phát triển không thời gian, không không gian của thế giới vật chất.

Cuu Long

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Du hành vào vũ trụ

Bravooooo… cuối cùng tôi cũng chế tạo thành công tàu vũ trụ Logavini có thể di chuyển với vận tốc ánh sáng (~ 300.000 km/s hay 186,282 miles/s) và bắt đầu thực hiện một trong những ước mơ lớn nhất trong đời mình… du hành vào vũ trụ bao la.



00:00:00 ngày 30/04/2012 tôi bắt đầu cuộc hành trình trong mơ của mình với biết bao niềm phấn khích và vô số những câu hỏi ngổn ngang trong đầu về vũ trụ bao la, kỳ bí… gần đúng như dự kiến 5 phút sau tàu của tôi đã tiếp cận được sao Hỏa (cách trái đất khoảng 77 triệu km)… và 30’ sau đó tôi đã thấy được hành tinh lớn nhất trong Thái Dương Hệ Jupiter (cách trái đất khoảng 629 triệu km)  phủ lên mình đầy khí Hydrogen và Helium…


tôi nhẩm tính nếu thuận buồm xuôi gió như thế này thì 1h11’ sau khi khởi hành tôi sẽ bay qua Saturn (cách trái đất ~ 1428 triệu km) , 2h37’ sẽ đến được Uranus (cách trái đất 2974 triệu km), 4h1’ sau đó sẽ bay qua Neptune (cách trái đất 4506 triệu km) và sau 5h20’ tôi sẽ đến được hành tinh cuối cùng trong Hệ Mặt Trời Fluto (cách trái đất 5913 triệu km)… wow như vậy chưa đến ¼ ngày là có thể bay ra khỏi Hê Mặt Trời, một sự khởi đầu hoàn hảo… Theo như lịch trình đã định sẵn tàu của tôi vẫn cứ lao vút về phía trước… bổng dưng bao niềm phấn khích trong tôi chợt tan biến… thay vào đó hình ảnh một quả cầu xanh yên bình đang chiếm ngự hoàn toàn tâm trí tôi…tôi thôi không nhìn về phía trước nữa mà bắt đầu nhìn lại phía sau lưng mình…


nhưng quá muộn để thấy được hành tinh xanh trái đất, tôi đã đi quá xa… ngay cả mặt trời khổng lồ giờ đây cũng chỉ là một đốm sáng nhỏ.. và phía trước tôi là một bức tường khổng lồ đen tối mênh mông đến vô tận…tàu của tôi vẫn cứ mãi trôi… và tôi đã ngủ thiếp đi lúc nào không hay…
Bổng dưng tôi thấy tàu của mình sáng dần lên… chuyện gì thế nhỉ…


Àh… thì ra là tôi đang bay qua Alpha Centauri ngôi sao gần mặt trời nhất… trông nó thật sáng và duyên dáng… Trong suốt cuộc hành trình


tôi đã chứng kiến rất nhiều vụ va chạm của các thiên thạch với các hành tinh, những vụ nổ kỳ bí… vũ trụ có lúc yên lặng đến lạnh người nhưng cũng có lúc ồn ào đến nghẹt thở…Àh mà tôi phải ngủ tiếp đây vì đó là cách duy nhất giúp tôi bảo toàn năng lượng và duy trì lâu dài sự sống của mình… tôi thấy mình thật sự may mắn khi có sự trợ giúp của chiếc máy ngủ đông.. vũ trụ quá rộng lớn dù tôi đang di chuyển với vận tốc ánh sáng thì cũng như chú cá hề Memo đang bơi lạc lõng giữa Thái Bình Dương vậy… nó quá rộng lớn…
….
Bip…bip…bip…chiếc máy theo dõi năng lượng báo cho tôi biết năng lượng trong người đang cạn dần và tôi cần phải dậy ăn uống một chút gì đó… àh mà tôi đang bay đến đâu rồi nhỉ?...Wow…wow…wow…


Thật không thể tin vào những gì sau lưng tôi …Chiếc đĩa xoắn ốc rực sáng chứa hàng trăm tỉ ngôi sao… hẳn phải là thiên hà Milky Way của chúng ta... còn 2 quần sáng bên cạnh là 2 thiên hà vệ tinh Large Magellanic và Small Magellanic… Các nhà khoa học ước lượng thiên hà Milky Way của chúng ta có đường kính khoảng 100,000 năm ánh sáng và dầy khoảng 1000 năm ánh sáng.. hình ảnh nhìn được chứng tỏ tôi đã may mắn di chuyển theo phương thẳng đứng gần như vuông góc với mặt phẳng chứa Milky Way… Và bên phải tôi …


Chắc hẳn là gã thiên hà láng giềng khổng lồ Adromeda… nhìn vào lịch máy tính là con số năm 3013…tôi cứ ngắm nhìn bọn chúng mãi.. mãi…


Cho đến khi chúng chỉ còn là những đốm sáng nhỏ… nhòa dần trong vô số những thiên hà khác... giờ đây mỗi thiên hà trông giống như những vì sao trên bầu trời mà hồi nhỏ tôi hay ngắm nhìn từ nóc nhà của mình trong những đêm 30… Nếu như ngôi sao là đơn vị của thiên hà, đến lược thiên hà lại là đơn vị của vũ trụ… và không biết đến lược vũ trụ có là đơn vị của một khái niệm nào khác lớn hơn nữa không…Tôi lại chìm dần vào những giấc ngủ đông và tiếp tục cuộc hành trình khám phá vũ trụ bao la vô tận.

Cuu Long